- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÃ RẤT LÂU RỒI

14 Tháng Năm 20182:07 CH(Xem: 22786)



doan minh chau 2017
Đoàn Minh Châu 2017


Lâu quá

Anh không biết tin em

Những câu thơ ở đâu giữa bầu trời tháng năm rực rỡ

Messenger xanh chờ lời đáp lại

Rơi tõm vào lặng im

 

Lâu quá rồi

Em đã ở đâu

Trên bàn phím, trong một cao ốc, ngược xuôi trên đường

Hay thấp thoáng giữa những ngày đầu hạ?

Anh hít thở mùi tháng năm khô ran hơi nhựa đường

Những cô gái quấn khăn trốn nắng

Làm sao anh biết được

Đôi mắt em hay là ánh nắng

Nụ cười nào riêng gởi cho anh

 

Những con đường mùa này đã chật chội hơn

Chật cả xe, cả người, cả nắng và nóng

Anh biết tin em ở đâu

Câu thơ cũng giòn như chiếc lá

Vỡ vụn và nhạt nhòa

Đã rất lâu rồi.

 

Đoàn Minh Châu

(Đà Nẵng 14-05-2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 20181:31 SA(Xem: 25743)
chao ôi năm tháng là năm tháng / lệ đã rơi và xương máu rơi / cuộc cờ nhân thế sao chưa vãn / đốt hết làm sao ngọn lửa trời /
23 Tháng Năm 20181:02 SA(Xem: 25430)
bước chân rất nhẹ chìm trong tối / những giọt sương mờ vương lối qua / người đàn bà giấu đêm vào nhớ / nghe tạc vào tim dấu lệ nhòa /
22 Tháng Năm 20181:14 CH(Xem: 33949)
Hạnh phúc biết bao cho một người không có quá khứ, hay một dân tộc không có lịch sử—nhiều người quan niệm như thế. Nhưng con người, mỗi người trong chúng ta, đều có quá khứ, vui, buồn hay vui buồn trộn lẫn. Một dân tộc luôn luôn có lịch sử, vinh quang, tủi buồn, hay vinh nhục đủ mùi vị. Quá khứ luôn luôn là tấm gương cho mỗi người tự sửa mình, rút cho mình một kinh nghiệm sống, chuẩn bị cải thiện tương lai. Lịch sử một quốc gia, nếu được ghi chép trung thực, là kho tàng kinh nghiệm cho việc ích quốc, lợi dân, và phát huy tình nhân loại cho một thế giới đáng sống hơn.
19 Tháng Năm 20181:21 CH(Xem: 26327)
Mỗi lần nhớ đến anh / em lại sầu / một bài phải đọc / một bài sai / một vần thơ mới viết / vần thơ lạc /
19 Tháng Năm 201812:16 SA(Xem: 25256)
Chàng người khách viếng / em đã cố tránh xa / gắng quay đi, dấu mình vào một phía / vậy mà vẫn không thoát khỏi / vẫn ở lại đây nhưng không phải ở đây / ở lại với chàng nhưng không phải ở bên chàng /
18 Tháng Năm 20189:51 CH(Xem: 22907)
Alejandra Pizarnik ra đời năm 1936 tại Avellaneda, Argentina, là con gái của đôi vợ chồng di dân người Nga gốc Do Thái, tị nạn cộng sản và phát-xít. Vào năm 1955 tại Buenos Aires, nhà xuất bản Botella al Mar phát hành tập thơ đầu tiên của nàng “The Most Foreign Country”, Pizarnik nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu tay này, khi mới 19 tuổi. Những nhà phê bình thời đó cho rằng Pizarnik cũng như các nhà thơ lãng mạn khác như Antonin Artaud lúc bấy giờ đã bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ dị sang “phía bên kia”. Một số nhà phê bình gọi nàng là “kẻ mộng du trên bờ vực ”, đến một nơi mà “đêm là sự sống và mặt trời là sự chết”, hay tìm sang “phía bên kia của đêm, nơi tình yêu là khả thể.”
18 Tháng Năm 20188:59 CH(Xem: 25624)
Chúng tôi hỏi: -Cậu cần gì? Triết bảo: -Tớ cần được tự do sáng tác. Tớ yêu cầu gia đình trả tớ giấy bút mực màu bảng vẽ, kể cả đàn địch của tớ, kể cả máy tính nữa. Tớ cũng yêu cầu hàng xóm không tọc mạch, tớ yêu cầu công an hộ khẩu không ghé qua ghé lại hỏi han ông cả thủ, tớ yêu cầu tập thể không ai được kỳ thị tớ, tớ cũng là đồng nghiệp cũ của nhiều bạn trong cơ quan, mà tớ còn học giỏi, đỗ cao và đỗ sớm hơn khối đứa đấy. Viện trưởng bây giờ, hồi đi bộ đội về, tớ phụ đạo nó thi đại học chứ ai… Rồi tớ yêu cầu gia đình, mọi người, trước khi cấp giấy cho tớ làm thơ, vẽ tranh, làm nhạc, viết kịch thì không được hỏi tớ định viết vẽ gì, cái đó là quyền của tớ… Tớ cũng yêu cầu các cửa hàng net ở xung quanh tạo điều kiện để tớ được vào mạng tự do lướt web, vào facebook, vào bờ lốc nọ bờ lốc kia…
17 Tháng Năm 201812:16 SA(Xem: 25670)
Kết quả xét nghiệm lần cuối cùng cho thấy các thể bệnh đã phát triển khá nặng, nhưng anh không muốn tất cả trở thành một bộ phim, như loại phim Hàn quốc xem nát một thời bên nhà bởi các bà hàng xóm của mẹ anh và bọn trẻ cấp hai, cấp ba… Anh cũng không bắt chước những bệnh nhân bên Phi châu gồng mình lo toan cho con cái, trồng luống rau cạnh lỗ huyệt mộ tự đào, để lo trước cho các con sau khi họ ra đi… Anh không nghĩ gì hết, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn trời mây và lũ trẻ…
16 Tháng Năm 201810:24 CH(Xem: 23726)
Tiếng chuông cửa bất ngờ vang lên. Nàng giật thót người nhón từng bước chân, nheo mắt lại he hé nhìn xuyên qua cánh cửa màu trắng. Đôi mắt to với hàng mi dài đang nhìn thẳng vào nàng khiêu khích. Anh đứng đó, sừng sững như ngọn núi, chìa chai rượu nàng yêu thích trước mặt “Xin lỗi, quí cô có yêu cầu một chai Merlot? Rất hân hạnh được phục vụ!”. Liền sau động tác chuyên nghiệp của một người làm quản lý khách sạn 5 sao hơn 10 năm đó là nụ cười tươi, chuyển động cơ mặt cùng ánh mắt nhìn thẳng vào chiếc áo ngủ mỏng manh nàng khoác trên người. Nàng mỉm cười ngước lên nhìn anh, tầm mắt nàng chỉ tới được chiếc cằm vừa vặn trên gương mặt thanh tú. Sau màn trình diễn mời rượu điêu luyện là màn rót rượu vào ly cho nàng thẩm định.
16 Tháng Năm 20181:22 SA(Xem: 28544)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.