- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ THẠCH ĐÀ

16 Tháng Mười Hai 201711:34 CH(Xem: 24003)
kt 5
Tranh Khánh Trường - sơn dầu trên bố



LTS: Thạch Đà sống và làm việc tại Cà Mau. Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Thơ Thạch Đà mang đậm dấu ấn của xã hội Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí vị những thi phẩm của nhà thơ Thạch Đà.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

 

CÁI XẤU CÁI ÁC THẮNG THẾ BI KỊCH CHO XÃ HỘI

 

Nhân danh cái tôi yếu thế

Nhân danh cái tốt bị che mờ

Tôi xin tuyên ngôn:

Cái xấu cái ác thắng thế bi kịch cho xã hội!

 

 

Người lấy gì cứu vớt niềm tin

Người lấy gì chữa vết thương xã hội mục ruỗng

Lương tâm đứng đường cúi mặt

Lời nói u u minh minh từ xa lắc vọng về

 

 

Không thể kê đơn chữa bệnh cho xã hội

Cách tốt nhất là lãng quên sự thật

 

               

CÁI ÁC CỦA KẺ KHÁC

 

Đêm đêm những âm binh được triệu lên

Khoáy đảo giấc ngủ kẻ khác

Những câu thần chú bật dậy

Định tâm làm đau đớn kẻ khác

 

Những lời thị phi mang sóng gió

Mòn mỏi sức khỏe kẻ khác

Tôi tin vào con đường đạo đức

Tôi tin vào con đường phước thiện

 

Cái xấu cái ác của kẻ khác được điểm mặt

Đôi khi làm tôi giật mình

 

10/4/2013

 


CUỘC SỐNG NÀY TƯƠI ĐẸP

CHỈ CON NGƯỜI BÀY TRÒ NHẢM NHÍ

 

 

Khủng hoảng kinh tế

Chạy đua hạt nhân

Buôn thần bán thánh

Cuộc sống này tươi đẹp

Chỉ con người bày trò nhảm nhí

 

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc niềm tin

Con người- một lữ hành –trên sa mạc

Vai mang theo ảo giác

 

Cái bánh vẽ không phải là bánh đấy

Biết vậy mà vẫn ăn

 

 

NHỮNG MIÊN MAN TRÔI

 

Những ý nghĩ như bầy ngựa hoang chạy

Dòng sông vừa chảy vừa lạc dấu chính mình

Ta đứng ở sát na này chìm đắm trong nghìn sát na khác

Vọng thời gian một tiếng vang

 

 

Tĩnh tọa nơi này buộc ràng ý nghĩ

Ai hay ta đang vận động nhỏ bé vô cùng

Điểm không đầu giăng mắc điểm không cuối

Ta trôi trong vi sóng âm ba

 

 

Mất hút chỗ này lóe sáng chỗ khác

Ta nhỏ nhoi đừng hoài vọng bao la

Những ý nghĩ xuyên thủng vũ trụ

Những dòng sông còn gì giữa đại dương

 


HÌNH ẢNH CỦA TRĂNG

 

Thiền

Trăng soi đáy nước

Hư ảo của cuộc đời

 

Thiền

Ngón tay chỉ trăng

Nữa sự thật không phải là sự thật

 

Trăng muôn đời là cảm xúc của thi sỹ

Trăng là công án của thiền sư

Hình ảnh của trăng không phải trăng

Hình ảnh của em không phải em

 

Thiền

Lặng câm

Thấu suốt tận đáy

 

THẠCH ĐÀ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98812)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32241)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128059)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84031)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.