- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

QUÊ MẸ

14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 1629)
cua bien TAM QUAN
Cửa biển Tam Quan - ảnh Nguyễn Thi Hồng Vân

 

Nguyễn Thanh Sơn

QUÊ MẸ

 

- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”.

Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.

Quê chồng cách quê mẹ một con sông, con sông quê đỏng đảnh lớn ròng theo mùa trăng, theo nhịp tuần hoàn của trời đất. Khi triều xuống thì trơ cái cồn thoi loi giữa dòng, dòng nước như dải lụa mềm vắt vẻo đôi bờ có rặng dừa nghiêng soi bóng nước. Lúc triều cường, con sông mênh mông là nước. Nhà cô nằm gọn thỏn trong cái vịnh che chắn bởi dãy núi vươn ra biển, dãy núi này ngày xưa có tên là Kim Bồng, cái tên đẹp đẽ như vậy lại trôi vào quên lãng, ít người nhắc tới nên giới trẻ bây ít biết, âu cũng là lẽ thường tình của đời.

Mới ngày nào mà chừng đã xa xưa lắm rồi. Cô là con gái tuổi cập kê nhưng có biết thế nào là yêu đương hò hẹn, chuyện dựng vợ gã chồng là của người trên, kẻ trước. cha mẹ cứ đặt đâu là con ngồi đó. Đám cưới gặp con nước cạn, con sông quê phơi gò cát vàng hâm hẩm, lớp bùn non sền sệt, hai họ lội bộ một đoạn khá xa mới đến bến đò. Bốn chiếc xuồng diễu qua một đoạn ngắn, đứng trên bờ nhìn tà áo dài bay bay, in xuống dòng sông tạo bức tranh quê nhiều màu sắc trông thật linh động, cô dâu giản dị, đơn sơ với chiếc nón lá Gò Găng thẹn thò nghiêng soi xuống dòng sông quê loang loáng nước.

Lần đầu tiên về ngôi nhà lạ lẫm, cô tựa như con chim non bị nhốt trong lồng, co ro trông tội nghiệp. Nhà chồng đông anh em, cô dâu mới ngồi ké né bên nồi cơm, cả bữa có được món nào đâu, đêm về  úp mặt vào ngực chồng đói lả mà không dám nói.

Những ngày sau đám cưới cô năng về thăm mẹ, nhớ và thèm cảm giác được gục đầu vào lòng mẹ mà kể chuyện riêng tư. Tháng ngày lặng lẽ trôi, lo quán xuyến cơ ngơi nhà chồng, lo cho anh chồng tuy cục mịch nhưng chí thú làm ăn, cho cô con gái Hoài Hương nên cô ít còn tâm trí nhớ nhiều về mái nhà xưa, có khi dăm ba tháng mới về thăm mẹ.

Cô gái Hoài Hương, càng lớn cô giống ngoại như khuôn đúc và được cưng chiều nhất. Nhân ngày thôi nôi, ngoại tặng món quà tinh thần là đặt cho cháu cái tên Hoài Hương. Ngụ ý là sau này cháu có lấy chồng gần hay xa vẫn luôn nhớ về quê mẹ, nhớ một phần máu thịt đã gởi gắm nơi đó.

Lúc còn nhỏ mỗi khi về quê ngoại, cô thường hỏi cắc cớ:”Tại sao con họ Nguyễn ngoại lại họ Đào? ”Ngoại giải thích là cháu theo họ cha và còn nói thêm là cụ tổ nhà ta là người Thanh Hóa theo thuyền đánh cá trôi dạt về xứ này mà tạo lập quê kiểng, gia phả không được ghi chép rõ ràng mà chỉ truyền miệng nhân ngày giỗ chạp, tam sao thất bản, lâu ngày con cháu mờ nhạt gốc gác của mình, cội nguồn xưa chỉ còn trong ý nghĩ.

“Thế còn ngoại, cụ tổ nhà ta là cụ Đào Duy Từ?”

Ngoại trả lời cụ Đào Duy Từ là danh nhân đất nước, đền thờ cụ ở tại thôn Tài Lương, Hoài Thanh Tây cách huyện lỵ Hoài Nhơn chừng sáu km về hướng đông bắc. Hằng năm, ngày mười sáu ,tháng giêng con cháu gần xa về kính viếng cụ, ngoại hứa đến ngày đó sẽ đưa Hoài Hương về ăn giỗ tổ. Đôi mắt con bé sáng, lúng liếng lung linh như đôi hạt nhãn, cháu vỗ tay reo với vẻ thích thú lắm vì tự hào rằng trong người mình luân lưu dòng máu của một danh nhân.

Lớn lên Hoài Hương có điều kiện hiểu sâu sắc về quê mẹ. Mảnh đất hiền hòa, lòng người hiếu khách, là nơi đất lành để con chim xa về đậu. Hoài Hương về thăm nhà thờ tổ, uy nghi, cổ kính trong không gian sâu lắng của hồn người muôn năm cũ, trong thế giới yên bình, tĩnh lặng của làng quê trù mật. Mỗi khi có lễ hội ở đền chùa miếu mạo, người ta tổ chức những đêm hát bội là cô náo nức đến thăm, nhập hồn vào các vai diễn công hầu khanh tướng mà tưởng chừng như người xưa hiển hiện đâu đây.

Thời bây giờ khác xa cô Hai của thời xưa, cái nếp ăn ở , cái nếp nghĩ cũng khác, xưa nay vật chất thay đổi tinh thần cũng nhiều, áo mặc sao qua khỏi đầu là chuyện của người xưa. Cô Hai lại đăm chiêu về ký ức của mình.

Một hôm, nhân ngày nghỉ hè, Hoài Hương đưa bạn tình, anh chàng “con lai” về thăm quê mẹ, về Trung Lương ăn bòng, thăm đập ngăn sông Lại lấy nước tưới cho cánh đồng Hoài Nhơn, đâu đó còn vương dấu vết của guồng xe nước ở phía bờ đông. Nhớ về cội nguồn gia tộc, cô chợt hỏi.

“Tại sao anh họ Nguyễn?”

“Anh theo họ mẹ.”

“Sau này Hoài Hương theo anh về xứ ấy, hẳn em sẽ kèm thêm một họ của Bill Clinton hoặc Bill Gates thì thật là thú vị!”
 

“Mỗi một con người cần có cội nguồn để tìm về. Trái đất này không rộng như người ta vẫn tưởng, phải vậy không Hoài Hương?”

Hoài Hương theo chồng định cư ở nước ngoài theo diện con lai. Hôm đưa tiễn cháu về thành phố Hồ Chí Minh, cô Hai khóc nức nở lòng bịn rịn không muốn rời xa con. Ngoại cáu gắt, bà bảo:” Vận mệnh mỗi con người mỗi khác, cháu đi rồi sẽ trở về, đừng để nó thêm rối lòng. Con người có tâm địa tốt tất không đánh mất cội rễ của mình.”. Nhưng cô Hai lại nghĩ khác, cô mong muốn dựng vợ gã chồng cho con mình quanh làng xóm là luôn được nhìn chúng nó như ngày xưa cô đã vui buồn cùng mẹ, miếng thơm thảo, bữa đói bữa no luôn có mẹ cùng con. Bây giờ chúng đi xa, xa tít tắp. Sinh con cô biết tính con, Hoài Hương vốn đa cảm đa mang rồi nó biết xoay xở làm sao nơi đất khách quê người, làm mẹ ai không xót lòng!

Thời gian sau Hoài Hương gửi thư về thăm ngoại, thăm mẹ. Ngoại nhìn ảnh chụp về mùa đông, những bông tuyết trắng xốp phủ trên mái nhà, đọng trên tàn cây rợp một màu trắng xóa. Ngoại cứ tặc lưỡi hoài” Nhìn cũng thấy rét run nữa là!”. Trong thư Hoài Hương nhớ ngoại, nhớ mẹ, nhớ những món ăn đặc sản quê mình. Nhớ bánh tráng nước dừa có rắc hạt mè cầm muốn trĩu tay, nướng bằng lửa than phồng rực, thơm điếc mũi. Nhớ đến dĩa xôi nếp nấu bằng nước cốt dừa chưa và vào miệng đã cảm cái béo ngầy ngậy, nhớ bánh ít lá gai lấy chồng Bình Định, về Tam Quan uống nước dừa Xiêm ngày trời nắng… Đọc thư và nhìn ảnh con, cô Hai cứ bần thần trong dạ.

*****

Ngoại đã không chờ được cháu Hoài Hương về thăm , ngoại đã đi xa. Như con hạc trắng về đậu trên mảnh đất này, chỉ một thoáng thôi, bây giờ lại vỗ cánh bay về bến hư vô.

Mấy hôm trước như biết mình sắp đi về cõi khác, ngoại mặc những thứ đẹp đẽ nhất của mình rồi đi thăm từng đứa cháu, từng người thân kẻ sơ, rồi ra ngoài kè chắn sóng cửa biển Tam Quan như nhìn quê hương lần cuối. Một buổi sáng như chọn ngày lành tháng tốt để đi, đó là cái phúc muốn gửi lại điều tốt lành cho con cháu. Cầu cho linh hồn ngoại yên bình ở cõi vĩnh hằng.

Tôi kể lại câu chuyện này mang tâm sự của người trong truyện, hồn quê cứ mãi đầy ắp trong tâm tư, cất cao tiếng hát gửi bạn cùng gió núi mây ngàn chút vui buồn tình yêu xứ sở.

 

Nguyễn Thanh Sơn



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 2265)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 1475)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 3304)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 6320)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 7360)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 60917)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
06 Tháng Năm 20243:11 CH(Xem: 667)
“Thưa ngài, về đồ ăn mà các ngài chỉ định nhà hàng mang đến, xin vui lòng thu xếp người để chúng tôi trao đổi rõ hơn về các quy định của khách sạn”. Guillaume đánh thức tôi dậy trong dòng hồi tưởng một cách chuyên nghiệp. Tôi lia mắt qua từng đồ vật, chi tiết, màu sắc được phối một cách hài hoà, tinh mỹ trong căn phòng tổng thống, quả là không chê vào đâu được với một gã đã từng phục vụ tại thế giới du lịch như Guillaume. Tất cả chúng đều bóng loáng không một hạt bụi. Hẳn tôi đã bước vào, đi quanh, ngó nghiêng, ngồi xuống cái sofa này như một kẻ mộng du, rồi trầm mặc trong sự ngỡ ngàng của gã.
05 Tháng Năm 202411:41 CH(Xem: 739)
Cô em bên Texas gửi text về một bản tin CNN tường trình việc các nhà ngoại giao Âu châu giành nhau gặp gỡ các đồng minh của cựu Tổng thống Donald Trump, người coi như sẽ được đề cử đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống tháng 11 tới, để thăm dò. Cùng lúc, báo chí loan tin ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới tận tư dinh của ông Trump ở Florida để tham khảo về cuộc chiến tại Ukraine và xung đột Israel-Gaza. Tôi đoán các bản tin khiến cô lo ngại về một Trump 2.0, như thể điều đó sẽ phải xẩy ra thôi.
05 Tháng Năm 202410:43 CH(Xem: 944)
tôi đến thành phố vào hai giờ sáng lạnh lẽo vô hồn / cơn mưa rơi ngoài hàng hiên có con chim bồ câu trú ẩn / ánh đèn vàng như thây ma bên mái chái / người homeless nằm co quắp dưới gầm cầu / đưa tay xin điếu thuốc / trời về khuya lặng lẽ như vì sao băng /
05 Tháng Năm 20249:48 CH(Xem: 507)
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ: Chư Tôn Đức Tăng Ni và Ban Hộ Niệm chùa Đại-Giác, chùa Viên-Thông, Houston, TX Ban Giám-Đốc và nhân viên Nhà quàn Vĩnh-Phước 2, Northwest Houston, TX Cùng toàn thể thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa gần mà chúng tôi không thể nêu hết nơi đây, đã chia buồn qua điện thoại, e mail, mạng xã hội, báo chí, truyền thanh, truyền hình , tham dự tang lễ, tiễn đưa linh cữu của: Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi là: Sử gia VŨ-NGỰ-CHIÊU tức nhà văn Nguyên Vũ