- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LƯU MÊLAN

30 Tháng Tám 201511:39 CH(Xem: 31616)
LuuMeLan 1
Lưu Mêlan





LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lưu Mêlan là bút hiệu của Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1989.

hiện sống tại Sài Gòn. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lưu Mêlan cùng quí văn hữu và đọc giả Tạp chí Hợp Lưu.

TCHL

 

 


CHỮ

 

Đây là những hàng chữ

Mà chúng tôi đã học

Thế nhưng, tất nhiên, chúng khác.

 

 

Cùng là một ngôn ngữ

Nếu ghép ra từ muốn nói, chúng tôi không thể thốt ra

Nên chúng tôi chối từ,

để  im lặng.

 

 

chúng tôi sống trong những thứ chúng tôi không thể sống

để sống chúng tôi như không sống

chúng tôi chuyển động, chúng tôi hoạt động

và chúng tôi chết.

 

nên chữ  cũng

trở nên trong suốt

 như không tồn tại, chúng là hiện vật hơn là thứ để nói

bất động hơn là được dùng, chúng chỉ, rốt cuộc, trang trí

trên mắt chúng tôi, trong họng chúng tôi, trong  

những hàng giầy cũ cách xa khỏi người chết-

những người không còn ai nhớ ra.

 

Chữ, nơi đây, chỉ là cái kinh hoàng

Giữa những cái kinh hoàng

Dồn đống trong một vùng đất trống.

 

 

LŨ TRẺ

 

Chúng tôi nhặt được vài viên đạn dưới chân cầu

Chúng tôi cũng nhặt được hàng đống thuốc

Nổ

Chúng tôi còn thấy rất nhiều thứ khác, người ta đã để quên

Tại vùng này, tận trong hũng đất, sau những toa tàu hoả

Hư hỏng, đã bỏ không

 

Chúng tôi thường đi học

Băng qua đường tàu này

Rất gần, đôi khi chúng tôi thấy nó chạy tới

Như một con hổ

tiếng hú bốc khói trên đầu

 

Lũ chúng tôi cũng có thể lượm được vài thứ khác

Những thứ không thể biết rõ được

Nhưng chúng tôi thấy bình thường, chúng bị vứt bỏ

Dưới cái nắng chan chát, bạc màu và xỉn lại

 

Chúng tôi chơi với vùng đất bỏ hoang, rộng

Băng qua nó những khi vội vã

Và chơi khi chẳng có ai muốn nhìn thấy chúng tôi

Chúng tôi đôi lúc có thể chết vì những quả bom, mìn, lựu đạn

Chúng tôi chẳng quan tâm đến điều đó

Đường thì nhỏ, cắt ngang những bông hoa, đất sỏi của đồi núi, chòi canh và dê, cừu, bò

Từ xa trông nhỏ xíu.

 

Chúng tôi có thể coi đó là những chúng tôi khác

Chưa bao giờ tồn tại, chúng xa lắc chẳng gợi gì với chúng tôi về hiện tại

Con người hay tình đồng loại

Những gì xảy ra, được bưng kín như một vết thương

Không tiếng nói, chỉ có những hình ảnh

Càng ngày càng nhỏ lại.

 

Và chúng tôi càng ngày càng lớn lên

Có một khoảng trống đủ để chúng tôi biến mất với tất cả những điều đó.

 

 

 

Những Thứ Đã Chết

 

1.

Đây

Là lúc

Mọi thứ rã ra

 

Đây là lúc mọi thứ

Trôi dạt

 

Để cưu mang, để khai sinh

Để hủy hoại

Để phóng để chạy để tan tác

 

Đây là lúc mọi thánh đường

Không kẻ nguyện cầu

Không kẻ chối từ

Không kẻ khai tội

 

Đây là lúc để đi ra

từ giã

Mọi thứ giữa mọi thứ

Mọi thứ giết mọi thứ và tôi

Khoảng sáu tuổi

Đứng bên khung cửa sổ

Chơ vơ, không thể khép

Khóc và la hét và cô đơn và sợ hãi

Chính trong mảnh đất mình.

 

2.

Chúng tôi chỉ mới vài tuổi

Chúng tôi chơi những trò chơi không tiếng cười

Chúng tôi chạy trốn

Chúng tôi hỏi tội, và biết cảm giác có tội, chúng tôi học

tránh ánh mắt đe dọa và giận dữ

Từ gia đình.

 

Chúng tôi

có nhiều thời gian để

Vất vưởng ngoài đường, ngoài đồng, ngoài căn nhà

Chúng tôi ít khi đói

Chúng tôi không hay no

Chúng tôi cảm thấy quá rộng để  hạnh phúc

 

Không có tiếng ru nào, những căn nhà nhỏ

Núp lẫn vào, che giấu nhau, những con hẻm khuất, những bóng cây râm

Những tiếng khóc và hét của con nít

Nhỏ hơn chúng tôi…

 

Những con mèo và chó

Những trái chín rụng, những trái còn xanh, xác của những loài bò sát nhỏ…

Những kẻ nhìn chúng tôi, cười hay lơ chúng tôi

Chúng tôi có tất cả

Đủ xa để không còn cần tình thương, yêu.

 

Chúng tôi đã chết.

Ngay khi chúng tôi biết cái chết

Chúng tôi cười

 

Có lẽ người lớn đã học cách chịu đựng như vậy

quanh chúng tôi

Và rồi họ có thể nói gì với chúng tôi

Để có thể xoa dịu điều đó, trong họ và trong chúng tôi?

 

Lưu Mêlan

 

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Hai 202310:47 SA
Khách
Rat tran trong nhung bai tho doc dao voi ngon ngu sac ben tao bao nhung bai tho tach roi vuot troi trong rung tho hien dai.Rat mong co dip trao doi voi tac gia de tim hieu them ve dong tho doc dao nay.Xin cam on.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 700)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 943)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 969)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1068)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 902)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1497)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1352)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1396)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1257)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1380)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *