- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÀM GÌ VỚI TỰ DO GIÀNH LẠI ?

13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30346)

 
TranVu 1


Sau thất trận, dân chúng trong Nam đột ngột khám phá những công cụ kiểm soát của một chính quyền độc tài: hộ khẩu, công an khu vực, công an phường, Viện Kiểm sát Nhân dân và Hội Nhà văn Chiến thắng... Gọi Hội Nhà văn Chiến thắng vì là một thực tế, vì những nhà văn phía bại trận bị vây bắt tập trung. Trước 75 miền Nam là đất của nhật trình, nguyệt san và tiểu thuyết. Các quầy sách rộ hoa, các hiệu sách và nhà sách cho thuê truyện phát đạt. Chưa thời kỳ nào dân Nam ham đọc sách như vậy. Không duy nhất khai trí tiến đức, tường lãm, mà còn là một say mê văn chương. Sau “truy quét”, là cảnh tượng một bãi tha ma tiêu điều. Trên bia mộ của nền văn học vừa bị chôn, xuất hiện những Chiến Đấu Trên Mặt Đường của Xuân Thiều, Những Tiếng Hát Hậu Phương của Bùi Hiển, Ngọn Tầm Vông của Đoàn Giỏi, Phía Trước Là Mặt Trận của Hữu Mai, Trước Giờ Nổ Súng của Phan Tứ, Cửa Ngõ Mặt Trận của Triệu Bôn, Hai Ông Già Ở Đồng Tháp Mười của Nguyễn Khải... như một thứ vàng mã.

Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.

 

Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn... được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật  phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.

 

Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập, “muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.

 

Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự... Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.

 

Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.

 

Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời. 

 

 

Trần Vũ

13 tháng 5-2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 735)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 979)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 984)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1094)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 929)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1523)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1373)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1420)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1276)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1393)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *